Trong thiết kế đồ hoạ, việc sử dụng màu sắc sao cho khi in ấn không bị sai lệch quá nhiều là rất quan trọng. Vì thế, cần chọn lựa hệ màu phù hợp trong thiết kế.
Mắt người nhìn thấy một vật là do đã có ánh sáng (từ đâu đó không biết, mặt trời, đèn pin, đèn cầy hay … màn hình điện thoại di động chiếu đến vật và phản xạ từ vật thể truyền đến mắt. Ánh sáng là các sóng điện từ có bước sóng từ 400-700nm. Mỗi sóng điện từ có bước sóng khác nhau khi truyền đến mắt sẽ cho ta cảm giác màu sắc khác nhau. Vùng quang phổ của ánh sáng khả kiến có thể được chia làm 3 vùng chính: Blue (từ 400-500), Green (từ 500-600) và Red (từ 600-700) (RGB)
Hệ RGB là hệ màu mà các màu sắc hiển thị đều được tạo ra từ ba màu R (Red)-G(Green)-B(Blue). Là hệ màu cộng( gọi là màu cộng vì việc tổng hợp 3 màu RGB chỉ có thể thự hiện được trên vật có khả năng tự phát sáng. Ví dụ: màn hình Ti Vi, máy tính…)
Hệ màu CMYK là hệ màu trừ ( trên lý thuyết ko cần màu K). ( là những vật không có khả năng phát sáng mà chỉ phản xạ ánh sáng từ các nguồn sáng chiếu tới. Có nghĩa là sẽ hấp thụ bước sóng này và trả lại (phản xạ lại) những bước sóng khác–> tạo nên những màu khác)Chính sự khác biệt về cơ chế tổng hợp màu (màu cộng hay màu trừ) ở mỗi hệ màu mà người ta sử dụng hệ màu trong mỗi lĩnh vực tương ứng.
Ứng dụng hệ màu RGB: Màn hình ti-vi hay máy tính người ta sử dụng ống phóng điện tử có 3 thành phần chính là Red Green Blue. Bạn có thể thấy được điều đó bằng cách sử dụng kính lúp để xem hay đơn giản là chấm 1 giọt nước lên màn hình (coi chừng nước chảy vào hư máy) bạn sẽ thấy ngay 3 thành phần màu đó. Màu sắc thay đổi do sự thay đổi cường độ phát sáng của 3 thành phần màu tương ứng của các ống phóng điện tử. Trong trường hợp cường độ 3 màu bằng nhau thì sẽ sinh ra màu xám, nếu đạt cực đại thì sẽ sinh ra màu trắng, cực tiểu sinh ra màu đen.
– Ứng dụng hệ màu CMYK: Trong in ấn thì người ta sử dụng hệ màu trừ vì vật liệu giấy ko là vật liệu tự phát sáng. Thông qua việc phối trộn và thay đổi cường độ đậm nhạt 3 màu C M Y mà ta có những màu sắc tương ứng.khi 3 màu này cùng đậm như nhau ta có thể tạo ra màu đen (lý thuyết) Nhưng do đặc thù của in ấn ko thể tạo ra sự đậm nhạt cho mỗi thành phần màu nên người ta phát minh ra tram. Qua việc đánh lừa sinh lý mắt người ko thể nhìn thấy những điểm ảnh quá nhỏ bằng cách thay đổi kích thước (to nhỏ) của điểm màu đó trong 1 phạm vi nhất định (chính là hạt tram – kỹ thuật tram hóa).
Người ta thêm màu K là để tăng độ tương phản và tạo ra màu đen trung thực hơn.
Khi thiết kế cho một sản phẩm in ấn, chúng ta nên dùng hệ màu CMYK nhằm giảm thiểu khả năng sai lệch màu của thiết kế sau in. “Bút sa gà chết”, những sai sót nhỏ có thể để lại hậu quả nghiêm trọng, vì thế, việc cẩn thận trong in ấn là không bao giờ thừa. Hãy sử dụng hệ màu CMYK trên các chương trình đồ hoạ cho các thiết kế in ấn các bạn nhé!