1. VIỆC QUẢN LÝ MÀU LÀ GÌ?
Quản lý màu liên quan đến những từ mới gặp phải trong lĩnh vực xuất bản các ấn phẩm màu bằng máy vi tính. Thực chất nó là gì? Phải chăng những người tiếp thị giỏichỉ đưa ra những vấn đề mới để bán sản phẩm của họ hay là thực sự cần thiết đến việc quản lý màu?
Những người sử dụng thiết bị in lại với hệ thống thông dụng không nhận thấy sự cần thiết phải giải quyết việc quản lý màu. Trước đây các hệ thống in báo độc lập với nhau. Phần cứng và phần mềm được người bán chọn cẩn thận. Người mua hệ thống in không thể chọn được từ những thiết bị khác nhau scanner, monitor hay các thiết bị xuất, các phần mềm được chế tạo từ các công ty khác nhau. Bởi vì các hệ thống độc lập với nhau, do đó còn quá sớm để người bán và người sử dụng hiểu được phải làm gì.
Mọi việc đã thay đổi. Chúng ta đang sống trong những thế giới cuả phần mềm và những hệ thống mềm dẻo (có thể liên kết với nhau ). Vấn đề đặt ra cho ngừơi làm và người sử dụng là cung cấp sự phù hợp như là có những hệ thống độc lập nhưng sử dụng phần cứng và phần mềm khác nhau một cách rộng rãi.
Trung bình những người sử dụng máy tính và các thiết bị in màu thì việc in ra không giống với trên màn hình hiển thị là một vấn đề là do việc thiếu hệ thống quản lý màu. Những người sử dụng máy tính cho in ấn có sự định hướng về việc in ra giống với những gì có trên màn hình hơn là những người phục chế dựa trên kinh nghiệm và kỹ năng.
Những người sử dụng DTP đã tin rằng những gì hiện lên trên màn hình máy tính đều sẽ được in ra. Ngày nay, điều này đã trở thành sự thật cho các loại chữ, kiểu chữ và việc trình bày.
Nhưng màu sắc in ra giống với màu thực tế là một khoảng cách khá xa. Mỗi hệ thống màu đặc trưng trên máy tính cá nhân không cung cấp thiết bị đo giá trị màu và việc quản lý giữa các thiết bị phụ thuộc vào không gian màu của từng thiết bị đó. Đó là lý do tại sao một bức ảnh màu hầu hết là khác nhau trên mỗi thiết bị.
Nói cách khác, xuất bản điện tử theo hướng đạt được màu giống nhau trên các thiết bị đang phát triển mạnh mẽ. Người sử dụng muốn đầu tư vào một hệ thống mở để có thể dễ dàng nối vào mạng và các máy chủ được nối với nhau qua việc sử dụng những dạng dữ liệu chuẩn và dễ dàng nâng cáp, và cuối cùng cho phép việc liên kết với các máy khác tốt hơn.
Nhưng vẫn chưa có một hệ thống quản lý chung để liên kết mọi thứ với nhau và xa hơn là vấn đề về màu sắc.
2. VẤN ĐỀ TIÊU CHUẨN HÓA
Vấn đề cơ bản là các không gian màu được sử dụng từ trước đến nay cho việc phục chế màu không được tiêu chuẩn hóa. Các giá trị màu RGB đặt biệt thu nhận từ máy quét được hiển thị khác với các giá trị RGB trên màn hình và cũng khác với giá trị CMYK cần cho việc xuất ra để in ấn.
Không có một chuẩn giống nhau trong hệ màu của RGB và cũng không đối với CMYK. Các hệ thống quản lý hiển thị màu trên mỗi màn hình là khác nhau, mỗi scanner có các thuộc tính thiết bị riêng của nó. Hệ màu CMYK cũng vậy. Tại Châu Aâu, có một loại tiêu chuẩn màu cho in offset, nhưng không dùng cho tạp chí.
Ở Mỹ thì có SWOP (Specification for Web Offset Publication) là một tiêu chuẩn cho các màu trong in thử, nhưng chính SWOP cũng không định nghĩa rõ ràng lắm và nếu bạn nghiên cứu sâu hơn, không những bạn sẽ thấy chuẩn in ấn ở Canada rất giống với SWOP , nhưng vẫ có sự khác biệt!
Ở Nhật cũng vậy, có một số tiêu chuẩn in khác nhau tùy thuộc vào loại mực in. Ngay cả khi có một tiêu chuẩn chung cho thế giới trong việc in offset, như vậy thì còn in ống đồng, in flexo và đối với in 6 màu và 7 màu thì như thế nào? Điều này cũng được lưu ý hơn bởi những người bán máy in.
Có hàng trăm khoảng không gian màu CMYK khác nhau, nhưng không có một tiêu chuẩn quốc tế nào cả. RGB cũng như CMYK không phải là tiêu chuẩn, cả hai phụ thuộc vào thiết bị, và cả hai hệ màu cũng chỉ là một phần của toàn bộ không gian màu mà mắt ta nhìn thấy được.
3. KHOẢNG PHỤC CHẾ MÀU
Các khoảng không gian màu này không chỉ được định nghĩa theo những cách khác nhau với việc chú trọng đến hệ thống tọa độ của chúng, kích thước của các khoảng không gian màu phục chế được của chúng cũng rất khác biệt. Nói chung, thiết bị phụ thuộc vào khoảng không gian màu CMYK thì nhỏ hơn nhiều so với các thiết bị có khoảng không gian màu RGB.
Bạn không muốn mất những thông tin chi tiết của hình ảnh khi chuyển một ảnh sang khoảng không gian màu khác. Vì vậy, cái mà chúng ta yêu cầu được gọi là ánh xạ của khoảng phục chế. Các màu nằm ngoài khoảng phục chế của một không gian màu khác, chúng phải được kéo về sao cho nằm trong khoảng phục chế của không gian màu đó. Điều này được thực hiện theo cách sao cho bảo đảm sự khác biệt so với màu gốc là tối thiểu.
Mặc dầu khoảng không gian màu RGB rộng hơn khoảng không gian màu CMYK, nhưng còn có những vùng trong CMYK không hiển thiị trong RGB. Nói cách khác, có một vài màu in được nhưng không biểu thị được trên màn hình (ví dụ màu sán và màu cyan nguyên chất). Trong không gian màu co bản RGB, nhữnh màu này không hiển thị trong file ảnh, vậy thì làm thế nào mà chúng ta có thể in ra được? Điều này có thể là không quan trọng nếu bạn chỉ muốn tạo ra những bức tranh giải trí, nhưng nếu là một màu đặc biệt hay là một màu pha có sẵn trong bảng màu cần phải được phục chế – ví dụ như trong catalogue vải – điều này trở nên quan trọng.
Nhiều chương trình phần mềm về màu trong việc xuất bản bằng máy vi tính được hiển thị trên màn hình RGB lý do đơn giản là tránh được việc tính tóan về sự thay đổi cường độ màu.
4. TÁC VỤ QUẢN LÝ MÀU
Các tác vụ về quản lý màu được đòi hỏi ngày nay là gì? Chúng ta cần việc chuyển đổi giữa các khoảng không gian màu, kể cả việc tách ra thành CMYK, cho một phạm vi rộng lớn của thiết bị và trong quá trình in. Việc quản lý màu cũng phải cho phép việc ánh xạ màu. Dĩ nhiên, việc in thử và việc hiển thị trên màn hình là những yêu cầu thêm vào. Việc in thử phải mô phỏng được kết quả cuối cùng trên thiết bị mà nó không phải là thiết bị được dùng để in ra sau cùng.
Sự khác nhau giữa in sản lượng và in thử là: in sản lượng thì mỗi lượt in một màu mực được truyền xuống giấy in với đầy đủ thông tin về chi tiết của màu đó, trong khi đối với in thử bạn phải thực hiện hai quá trình cùng một lúc:Đầu tiên bạn phải chuyển hình ảnh đến không gian màu cuối cùng, sau đó bạn minh họa kết quả bằng không gian màu của thiết bị in thử. Nguyên tắc này không có giá trị đối với việc in thử trên màn hình.
5. VIỆC CHUYỂN ĐỔI MÀU
Giả sử chúng ta có một số thiết bị xuất nhập dữ liệu như máy quét, máy in thử, đầu ghi và hệ thống in, bạn muốn quản lý chúng bằng hệ thống quản lý màu. Neu61u bạn làm việc này với sự giúp đỡ của việc chuyển đổi màu từ thiết bị này sang thiết bị khác, bạn sẽ phải kết nối mỗi thiết bị nhập với một thiết bị xuất. Điều này dẫn đến một số rất lớn các quá trình xử lý chuyển đổi giữa các thiết bị.
Và giả sử rằng một vài người phải làm công việc là kết nối thêm chỉ một thiết bị mới vào hệ thống này. Khi đó, bạn sẽ phải tạo nên một số những bảng chuyển đổi mới bằng với số lượng thiết bị xuất và các quá trình in. Ví dụ này cho thấy việc chuyển từ thiết bị này sang thiết bị khác là không thích hợp cho hệ thống quản lý màu.
Thay vào việc chuyển đổi từ thiết bị này sang thiết bị khác,bạn có thể dùng một khoảng không gian màu trung gian, từ đó bạn có thể chuyển đổi đến tất cả những khoảng không gian màu khác.
Sơ đồ này có thể làm cho việc quản lý màu dễ dàng hơn trong việc xử lý, và cũng dễ dàng và nhanh hơn trong việc mở rộng hệ thống.
Có một vài yêu cầu thiết yếu cho khoảng không gian màu trung gian này.Nếu yêu cầu đó không được đáp ứng, hệ thống sẽ không làm việc hoặc dẫn đến chất lượng có mức độ không thể chấp nhận được.
Không gian màu tổng quát cho việc quản lý màu phải là :
– Thứ 1:Thiết bị độc lập có thể nối được với những thiết bị cần thiết khác, kể cả những thiết bị được sản xuất trong tương lai.
-Thứ 2:Bảng màu này phải được tiêu chuẩn hóa một cách rõ ràng trên toàn thế giới. Việc quản lý màu có thể được sử dụng ở mọi nước.
Cuối cùng tối thiểu khoảng không gian màu yêu cầu phải cókhoảng phục chế màu ở mức tối đa. Nếu không thì bạn có thể mất các chi tiết hình ảnh và những không tin màu sau khi chuyển đổi màu.